Cách chọn cây Quất đẹp, bền, nhiều tài lộc đón Tết

Nhãn: ,

Cây quất là biểu tượng của sự sung túc, thành đạt quanh năm. Những mẹo hay dưới đây sẽ giúp bạn chọn được những cây quất đẹp và bền để đón Tết.

Dưới đây là bí quyết chọn quất ngày Tết:

1. Chọn quất

Về cơ bản thì một cây quất cảnh được coi là đẹp thì phải hội tụ đủ tứ quý bao gồm: dáng đẹp, quả đẹp và đủ xanh, lá lộc non canh mơn mởn và cuối cùng cũng là đặc biệt phải có chút nụ hoa.

Đủ 4 yếu tố trên thì cây quất đó mới được gọi là đẹp.
Tốt nhất là bạn nên chọn mua quất tại vườn quất để được thoải mái lựa chọn và giá cả cũng hợp lý hơn. Có năm quất rẻ, cũng có năm rất đắt, để đề phòng bạn nên đến mua tại vườn quất để có giá tốt nhất.
Ngoài ra bạn cũng nên chú ý, không mua quất quá sớm trước Tết, hãy để gần Tết hãy mua quất để có cây quất chất lượng tốt nhất.

2. Chọn dáng cây quất cảnh

Chọn cây có dáng tự nhiên, không gò ép, gốc cứng cáp, thân thẳng.

3. Chọn lá và quả quất cảnh

Lá quất phải to, xanh và thưa, quả to tròn không sai lắm mới là quất đẹp. Nếu quất lá vàng nhỏ, quả bé thì vừa xấu, vừa có biểu hiện của hiện tượng thối rễ. Cây quất này mua về nhà sẽ không đẹp và sau Tết nó sẽ héo dần, kể cả khi trồng lại và chăm sóc thì cây quất cũng khó sống được.

4. Lưu ý khi đánh bầu cây quất cảnh

Chọn được cây quất ưng ý rồi, tiến hành đánh bầu quất để vận chuyển về nhà. Tron quá trình vận chuyển, quất phải được giữ thăng bằng, không đổ, không làm vỡ bầu, đứt rễ, rụng lá, rụng quả. Muốn vậy phải lấy nilon hoặc giấy bền bọc bầu trước khi vận chuyển, luôn giữ độ ẩm cho bầu từ 65% - 80%.

5. Trước khi chuyển quất vào chậu cây

Khi chuyển bầu quất vào chậu thì cần lót rơm hoặc xỉ xuống đáy chậu cho dễ thoát nước và không khí. Sau đó đặt cây vào giữa chậu rồi lấy đất bột chèn vào xung quanh.
Trên cùng xếp lớp cuội trắng, đá nhỏ hoặc cát vàng. Tiếp theo là lấy gáo múc nước sạch tưới nhẹ vào gốc và bầu cho chóng liền thổ và cung cấp độ ẩm cho đất, cho cây.

6. Nên chọn cây có độ sai quả vừa phải

Nên chọn cây có độ sai quả vừa phải, vì khi cây quá sai, quả sẽ nhỏ và nếu như trên cây có độ một ít quả xanh, quả ương nữa thì thật tuyệt, bởi nó tựa như các thế hệ trong một gia đình đề huề, hạnh phúc.
Nên chọn cây có độ sai quả vừa phải
Theo kinh nghiệm của những người chơi quất, phải chọn những cây còn "tơ".Nghĩa là, trên thân chưa có các vết đồng tâm loang lổ, bởi nó thể hiện cây còn non chưa già và không có các tản địa y bám vào cây. Bên cạnh đó, lá cây phải to, xanh đậm và bóng mượt.
Tán cây tròn đều và chùm quả sai trĩu nặng khoe đều về các phía. Bạn cũng phải để ý các quả trên cây, bởi những quả mới chín còn nguyên các mảng xanh và có thể trưng bày lâu trong những ngày tết. Đẹp và chơi bền hơn nữa là những cây có nhiều lộc non, tươi, trên đó còn có đủ búp, quả non, hoa và nụ.

7. Lưu ý khi mua quất

Khi mua quất cảnh, nếu cây chín lâu rồi, quả đã bắt đầu rụng thưa thớt, thậm chí lá cũng đã rụng thì chỉ nhìn thoáng qua đã thấy dáng cây xác xơ, không xanh non mỡ màng.
Thế nhưng, các nhà vườn thường có bí quyết “khắc phục” những nhược điểm này để cây quất trở nên “long lanh” và đắt giá hơn. Họ cũng dùng keo để gắn thêm quả quất được cắt từ các cây khác, cho cây quất cảnh thêm dày quả. Thậm chí, người ta còn dùng các cành lộc, cành hoa quất của các cây khác gắn thêm vào cây định bán cho khách, mà nếu không để ý khách sẽ bị mua nhầm.
Việc “mông má” quất cảnh giản đơn hơn việc “phù phép” cho cây, cành hoa đào, mà cũng khó bị phát hiện hơn vì quất là cây cảnh có nhiều lá xanh che lấp các điểm gắn. Khi mua khách chỉ nhìn dáng, thế, quả, lá, hoa… nhiều, xanh tốt là ưng ý, chứ mấy ai vạch từng quả lên để xem.
Mọi năm thì không nói làm gì, nhưng riêng năm nay khi đi mua quất khách nên cẩn thận, kỹ càng hơn đôi chút vì nếu không bạn sẽ mua phải cây quất “mông má”, mà cũng giống như mua đào, những cành lộc, quả quất gắn thêm sẽ nhanh chóng bị héo tàn, rơi rụng sau vài ba ngày, như thế, theo những người duy tâm sẽ là không hay trong năm mới.

Chăm sóc Quất trước và sau tết:

1- Chăm sóc quất trong thời gian chơi Tết: Mỗi ngày dùng bình bơm nhỏ (loại có dung tích 0,5-1,5lít) phun hoặc dùng tay rẩy nước sạch lên tán lá 1-2lần, tưới đủ ẩm cho gốc quất, đảm bảo lá vẫn tươi và rụng ít sau đợt chơi tết.
2- Giữ và chăm sóc Quất chơi Tết cho Tết năm sau:
Sau Tết, bạn có thể trồng lại cây quất để dành cho năm sau mà cây vẫn sinh trưởng và ra quả theo ý muốn, giúp bạn tiết kiệm tiền mua cây

Trước khi trồng lại 10 ngày:dùng một trong các sản phẩm sau:

Siêu ra rễ NAA pha theo hướng dẫn phun ướt đẫm tán lá và gốc cây. Sau 10 ngày, khi các rễ mới hình thành, dùng kéo cắt 1/2 -2/3 số lá trên cây rồi tiến hành trồng, tưới ẩm như cây quất bình thường.


Alex Lee (tổng hợp)

Hưỡng dẫn kỹ thuật trồng lan hồ điệp

Nhãn: , , ,

Hướng dẫn kỹ thuật trồng lan hồ điệp



Loài hoa của rừng núi

Thực chất, loài hoa hoang dã này có kỹ thuật trồng cây và chăm sóc không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ. Lan hồ điệp (tên khoa học là Phalaenopsis) thuộc họ lớn nhất trong vương quốc các loài cây, họ lan Orchid Orchidaceae, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, Philippines và Australia. Những loài cây này thường bám chặt vào cây ở trong rừng sâu hoặc bám vào đá. Chúng có lá to, rộng, mọng nước và cuống hoa uốn cong mang nhiều hoa. Thông thường, một câysẽ có từ 5 đến 10 lá và nhiều rễ màu trắng.
Kỹ thuật trồng cây hoa lan hồ điệp không quá khó như nhiều người nghĩ
Một số loài có cuống hoa mang những hoa tròn to. Những loài có cuống hoa ngắn và hoa có màu sặc sỡ gồm màu trắng, hồng, vàng hoặc cánh hoa có sự pha trộn các sọc, viền hay đốm. Ngoài những loài này, một số lớn giống lai có khả năng thích nghi trong điều kiện nhân tạo hơn so với môi trường tự nhiên. Một yếu tố quan trọng của lan hồ điệp là: trong điều kiện nhân tạo, thời gian hoa tàn là 3 tháng. Một số loài khác và giống lai có thời gian tươi kéo dài hơn. Một số giống có thể ra hoa quanh năm. Mùa lan bắt đầu nở hoa từ tháng 12 đến cuối tháng 5.
Lan hồ điệp có nhiều hình dáng và kích cỡ. Người trồng có thể đặt cây vào chậu riêng hoặc bỏ nhiều cây chung vào một chậu. Chậu thông thường có thể chứa được nhiều cây và cây có thể ra hoa trong vòng hai năm nếu được chăm sóc hợp lý.

Yêu cầu về ánh sáng và nhiệt độ

Lan hồ điệp cần ánh sáng để phát triển tốt. Trong nhà, loài cây này nên đặt ở vị trí gần cửa sổ có ánh sáng nhưng nên tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Người chơi hoa có thể cho đèn chiếu sáng nhân tạo. Các đèn chiếu sáng nên đặt ở phía trên của cây và nên chiếu ít nhất 12 đến 16 giờ hàng ngày. Trường hợp ở trong nhà kính, cây nên được che bằng tấm vải, nhất là trong mùa hè.
Để có chậu cây đẹp như mong muốn và lâu tàn, người trồng cần chú ý một số kỹ thuật trồng cây cơ bản
Loài lan này cần nhiệt độ ban ngày là 18-29 độ C và nhiệt độ ban đêm là 13-18 độC. Trong suốt mùa thu, nhiệt độ nên duy trì dưới 16 độ C liên tục trong 3 tuần khi cụm hoa bắt đầu xuất hiện. Thông thường, sự thay đổi bất thường về nhiệt độ và độ ẩm có thể là nguyên nhân làm rụng nụ.

Đảm bảo độ ẩm và tưới nước cho cây

Lan hồ điệp cần độ ẩm từ 50-80% . Nếu độ ở môi trường có độ ẩm thấp hơn, người trồng có thể dùng màn che để hạn chế cây thoát hơi nước. Một biện pháp đề phòng khác là giữ cây ở trong chậu có chứa sỏi hay đá cuội và nước. Người chơi hoa phải đảm bảo cây phải luôn ở trên sỏi, đá cuội và không chạm vào nước. Việc tưới nước cho loài cây này rất quan trọng và người chăm cây nên thực hiện một cách cẩn thận.
Lan hồ điệp có nhiều màu sắc đa dạng
Vào mùa hè, cây cần được tưới khoảng 2-3 ngày một lần, ngược lại vào mùa đông, người chơi hoa chỉ cần tưới khoảng 10 ngày một lần Thời gian tốt nhất để tưới nước là buổi trưa vì lá sẽ khô cho tới tối. Nước dính lại có thể khiến cho lá bị thối, vì thế., cách tốt nhất là người trồng nên tưới nước cho cây phù hợp với từng mùa, đồng thời cũng xem xét nhu cầu nước và giá thể sử dụng (giá thể thường được sử dụng là vỏ cây, đá trân châu, vỏ cây dương xỉ, than củi).

Phân bón và thuốc trừ sâu

Việc bón phân cho cây nên được tiến hành thường xuyên hơn vào mùa hè và khi cây đang trong giai đoạn tăng trưởng. Trong mùa đông, cây sẽ sử dụng chất hữu cơ ít hơn. Người chăm cây cần luôn tưới nước cho cây đầy đủ trước khi bón phân. Loại phân bón với công thức ổn định như NPK 14-14-14 là tốt nhất cho cây. Cây đang ra hoa cần được sử dụng phân công thức có hàm lượng photpho cao hơn. (10-30-20%).
Người chơi hoa có thể điều chỉnh thời gian ra hoa theo ý muốn
Lan hồ điệp rất thu hút sâu hại như: sâu đục nụ, nhện, rệp, ốc sên. Những loài sâu hại bám vào lá cần được loại bỏ bằng nước xà phòng hoặc thuốc trừ sâu sau đó người chơi hoa nên rửa sạch lại lá bằng một miếng vải mềm.

Kích thích ra hoa

Hoa lan hồ điệp thường sẽ tàn sau khi nở 3 tháng. Sau khi hoa tàn, người trồng có thể điều khiển cho cây ra hoa lại bằng cách cắt bỏ toàn bộ cuống hoa,phương pháp này rất tốt nếu cuống hoa đã già và có màu nâu. Tuy nhiên, nếu cuống hoa còn màu xanh, người chơi hoa chỉ nên cắt một đốt trên cuống hoa. Đoạn cành được cắt bỏ nên có độ dài khoảng 10-12cm, điều này có thể giúp cây hình thành một cành mới trong vòng 2-3 tuần sau.

Thay chậu

Lan hồ điệp có thời gian sống rất dài, vì vậy người chăm cây cần thay chậu cho cây. Có hai lý do mà cây cần được thay chậu, một là cây không sinh trưởng được trong chậu đang trồng, hai là giá thể bị phân hủy và không đủ không khí để duy trì cho rễ cây phát triển tốt. Việc thay chậu có thể thực hiện một lần trong một năm hoặc hai năm, mùa thích hợp nhất để thay chậu là mùa xuân.
Rễ cây phát triển lan ra sẽ phủ lên chậu và giá thể ở trong chậu làm bịt kín các khe hở giữa các rễ, không có khoảng trống giữa giá thể và rễ cây. Điểm bắt đầu của thân cây nên được giữ một đoạn ngắn ở dưới giá thể. Sau khi thay chậu, người chăm nên giữ cây trong bóng mát và tưới nước sau 3 ngày.
Theo VietQ

Keo liền da Nhật Bản

Nhãn:

      Sản phẩm Keo liền da của Nhật có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm mốc, nhiếm trùng, liền sẹo cực mạnh, bảo vệ bề mặt gỗ và kích thích nảy mầm tại vết cắt. Nó có thấm sâu và tạo màng bảo vệ.


  - Hiện tại chúng tôi đang cung cấp các loại thuốc kích thích ra rễ cực mạnh và các loại thuốc BVTV. 

Vui lòng liên hệ: 0988.666.215

Hướng dẫn chăm sóc Lan

Nhãn: , ,

- Bạn mua Lan về và một thời gian nó chết đi
- Bạn trồng hoài mà Lan không ra hoa
- Bạn vẫn chưa biết cách chăm sóc Lan sao cho đúng nhất...

Bệnh viện Nông nghiệp xin chia sẻ đến bạn một số thông tin: 

1-Không được tưới phân khi chậu khô. Nên tưới nước sơ qua trước khi tưới phân. Cây sẽ hấp thu phân tốt hơn (vì nhiệt độ mát là điều kiện lý tưởng để cây hấp thu), ngoài ra có pha phân quá liều cũng hạn chế làm hại cây.


2-Nên tưới phân khi chậu lan có độ ẩm cao. Thời gian tốt nhất là sáng mát và chiều mát. Lúc đó cây không bị nóng và sốc do phân đem lại.
3-Cữ nước sau khi tưới phân nên tưới thật đẫm để xả hết phân và làm cây hấp thụ phân tốt hơn.
4-Nên dùng phân tan chậm nếu không thường xuyên tưới phân. Tưới nước nhiều để phân tan chậm phân huỷ tốt.

5-Trồng lan phải thường xuyên tưới phân thì cây mới tốt được. Nên tưới 1 tuần 2 lần, nếu tưới 2 ngày 1 lần thì nên tưới loãng. Nên tưới đầy đủ phân hữu cơ và vô cơ cho cây, để cây có đầy đủ đa, trung, vi lượng.
6-Khi tưới lan nên tưới từ từ cho lan ướt thật đẫm. Nên tưới nước và phân dạng phun sương, hạt nước càng nhỏ càng tốt (sương).
7-Phân phải hòa tan vào nước hết, quậy thật đều trước khi tưới. Nếu là phân thuốc dạng nước, nên lắc đều rồi pha vào nước.
8-Nên cân bằng lượng N-P-K trong 1 tuần hay 2 tuần để cây có đầy đủ chất làm phát triển: thân, lá, chồi, rễ, hoa,…

 9-Tất cả giá thể trồng lan: sơ dừa, than, dớn, vú sữa,… đều phải ngâm và vệ sinh thật kỹ, để cho cây lan phát triển thật tốt sau này (không bị nấm).
Có thể dùng nước rữa chén pha loãng nước để vệ sinh. Nếu có Bencona dùng thì quá tốt.

10-Những lưu ý khi trồng lan sân thượng, lan can: chậu lan trên sân thượng phải trồng chậu to, giá thể nhỏ để giử ẩm cho cây. Chậu lan phải thường xuyên ẩm, không được khô, bề mặt chậu nên phủ sơ dừa, dớn mềm để tránh tình trạng thoát hơi nước. Khi tưới nước cho lan, phải tưới thật đẫm, tưới đi tưới lại 2-3 lần, cử chiều từ 3-4h tưới thật nhiều nước (để giải hạn buổi trưa nắng nóng). Dưới sân thượng, nền gạch nên có 1-2 thau nước, có thể mua tấm thảm nhỏ để dưới nền, để hút nước, giử ẩm môi trường chung quanh.
11-Khi cây lan phát triển mạnh, đúng sức của nó thì cây sẽ cho nhiều vòi hoa, ít rụng lá. Nếu cây còn yếu thì dễ mất sức cây, nên bỏ hoa bói lần đầu tiên ra hoa. Còn nếu cây rất khỏe thì không cần.
12-Khi bộ rễ lan nhiều, dày đặt, bám chặt vào chậu, không bò ra ngoài thì cây lan đó “tuyệt vời”, cho ăn phân gì cây cũng tốt. Hoa dài, nhiều, ít bị rụng lá chân, ít bệnh tật.


13- Khi pha phân thuốc, 1 muỗng yogurt gạt ngang tương đương 1cc hoặc 1g (nếu phân bị tan chảy thì là 2g).
14- Sau khi cây tàn hoa, tuyệt đối ko được tách chiết sang chậu ngay vì khi đó cây mất sức cần bổ xung 3 lần phân có Kali cao, hoặc chờ cây hồi phục, ra rể non thì mới tách chiết, thay chậu (thường là sau 2 tuần). Nếu thay chậu liền sau khi cây ra hoa cây vẫn phát triển, tuy nhiên vẫn không đạt sức khoẻ, không đạt hiệu quả tối ưu.
15- Nắng sáng thích hợp cho lan con, cho ra chồi, cây mới tách chiết. Còn nắng chiều phù hợp cho cây mạnh khỏe ra hoa. Nếu làm ngược lại cây sẽ phát triển rất chậm hoặc không.
16- Lan thích “an cư” vì vậy nên trồng lan cố định sớm, và cột chặt lan vào chậu. Không nên xoay chậu thường xuyên.

 17-Khi cây mới trồng lại, thay chậu, thì nên đưa cây vào chổ mát, tưới giử ẩm. Khi cây ra rể, chồi mới thì đem ra ngoài trồng bình thường.
18- Khi trồng cây thì tuỳ vào khí hậu mỗi mùa mà có cách TRỒNG khác nhau. VD: khi trồng lan mùa khô, khí hậu nóng thì nên trồng bằng giá thể giử ẩm tốt như: than vụn (nát), dớn cọng nhỏ, sơ dừa, bột dừa,…


19- Khi trồng bằng bột dừa, sơ dừa, chú ý không để quá khô (lúc nào cũng nên ẩm) vì nếu khô giá thể sẽ rất khó thấm nước lại, biến chất, mục nát.


20-  Muốn cây mùa mưa ít bị thối thì phải: môi trường tốt, cây đủ dưỡng chất, cây ko được quá non, ko phát triển quá mạnh, dùng nhiều thuốc kích thích. Cây mới về dễ bị hơn cây lâu ngày ở vườn. 




Kỹ thuật giâm cành cây thân gỗ

Nhãn: ,

Giâm cành là một trong những phương pháp nhân giống vô tính, được sử dụng khá rộng rãi tỏng nghề trồng trọt, nhất là trong sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp..., và cả trông cây cảnh.

Giâm cành là một trong những phương pháp nhân giống vô tính, được sử dụng khá rộng rãi tỏng nghề trồng trọt, nhất là trong sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp..., và cả trông cây cảnh.
Đây là biện pháp sử dụng các đoạn cành bánh tẻ (hom giống)và tác động bằng kỹ thuật nông học là chính, để các yếu tố sinh học bên trong hom giống được đổi thay, có khả năng sinh ra rễ và thân mới, tức là một cây mới hoàn chỉnh có thể tự sinh trưởng, phát triển cho sản phẩm.

Cũng như các phương pháp nhân giống vô tính khác, giâm cành có ưu điểm cơ bản là giữ được hầu hết các đặc điểm của cây giống (cây mẹ), tức là cây mới được tạo ra không bị phân ly, biến dị. Đây là đặc tính rất quý trong việc chọn tạo giống mới.

Vườn chè được trồng bằng cành giâm, ngoài các ưu điểm nêu trên, còn đạt chỉ tiêu sinh trưởng đồng đều, các lứa búp non phát sinh tập trung, thuận tiện cho việc thu hái; năng suất chè búp tươi trồng bằng phương pháp giâm cành so với chè trồng hạt cùng giống, cùng tuổi tăng 30-40%, phẩm chất chè búp khô khá đồng nhất.

Đối với cây có múi, giâm cành có ý nghĩa quan trọng là khắc phục hiện tượng phân ly biến dị của cây gốc ghép, tạo ra tổ hợp cây ghép thuần nhất.

Giâm cành gồm các khâu kỹ thuật sau:

Chuẩn bị hom giống.

Trước hết phải chọn được những cây đầu dòng làm giống theo tiêu chuẩn giống cây trồng quốc gia. Trên cây đầu dòng, chọn những cành bánh tẻ ngoài mặt tán, vừa mới ổn định sinh trưởng, vỏ cành đang chuyển màu nâu, không bị sâu bệnh để cắt thành các hom giống.

Đối với cây chè, thường bố trí vườn sản xuất cành giống riêng, có chế độ chăm bón tốt, không thu hái búp, để cành vươn dài làm giống.

Chuẩn bị vườn ươm giâm hom.

Chọn khu đất cao, khuất gió, gần nguồn nước tưới và đường vận chuyển, độ dốc không quá 5o. ở vùng gò đồi, chọn loại đất đỏ vàng, có độ pH 4,5-6,0, tơi xốp. Đất được cày cuốc sâu 25-30cm, làm nhỏ, lên luống cao 10-20cm, rộng 1-1,2m, luống cách nhau 50cm, làm rãnh. Trên mặt luống rải chất nền dày 10-12cm. Chất nền là cát non sạch hoặc 2/3 cát non + 1/3 mùn cưa đã ngâm nước vôi trong, phơi khô hoặc đất đỏ vàng lấy ở dưới lớp đất mặt 10-20cm.

Làm dàn che trên và xung quanh các luống vườn ươm, gồm các khung cột đỡ cao 1,6-1,8m. Phía trên lớp bằng lá lau, cỏ tế, phên nứa, có thể lợp bằng ni lông đục các lỗ nhỏ. Xung quanh che kín bằng cót hoặc phên nứa....

Nhiều nơi giâm hom bằng các túi bầu bằng nilông 12-18 cm, dưới đáy đục 6-8 lỗ và lót bằng hỗn hợp gồm 1/2 đất mặt được sàng sạch cộng với 1/2 phân chuồng hoai mục, phía trên đổ một lớp đất đỏ vàng dày 5-7cm. Các túi bầu cũng xếp thành các luống và làm dàn che.

Cắt và cắm hom

- Cắt cành giống vào những ngày râm, mát, mưa nhẹ hoặc sáng sớm, chiều mát. Cắt xong, phun nước lã và đặt đứng vào các xô chậu có nước cao 5cm, che đậy. Đem ngay về vườn ươm, cắt thành các hom dài 5-7cm có 2-4 lá, đối với chè thì mỗi hom dài 3-4cm có 1 lá và mầm nách lá. Có thể cắt bớt một phần phiến lá để tránh bốc hơi nước. Cắt hom xong phải cắm giâm ngay. Hiện nay, trước khi giâm, các hom được xử lý bằng một trong các chất kích thích ra rễ như -NAA, IBA rồi mới cắm.

Chất IBA dùng cho chè, nhúng 1 đầu hom vào dung dịch trong 5-10 giây, nếu hom còn xanh, dung dịch pha 2000ppm, hom hóa gỗ 1/3-3000-4000 ppm và hom hóa gỗ hoàn toàn - 400-600ppm.

Chất -NAA dùng cho cây có múi và cây ăn quả khác. Cách nhúng hom và thời gian, nồng độ của dung dịch như trên. (NAA được nhập khẩu và phân phối tại Bệnh viện Nông nghiệp)

Cắm hom vào luống

Cứ 1m2 cắm 160 hom với mật độ 6x10cm; để mặt lá cách mặt đất 1cm, nén chặt đất và tưới ngay. Cắm vào túi bầu: 1-2 hom/túi. Chất nền có độ ẩm 80-85%.

Thời gian giâm hom

Cây chè: cắt cành giâm hom từ tháng 6-7 đến cuối thu. Cây ăn quả: giâm vào các tháng 2-4 và tháng 9-10.

Sau khi cắm hom cho tới khi ra rễ, cần luôn giữ ẩm trong vườn ươm, tưới phun mưa hàng ngày, trữ khi trời mưa. Nhiệt độ thích hợp là 21-25oC. Sau 1 tháng thì tưới 3-5 ngày/lần. Sau 3 tháng thì 7-15 ngày/lần tùy theo thời tiết.

Điều chỉnh ánh sáng vườn ươm: sau 3-5 tháng, tách dần dàn che từ 1/3 đến 1/2. Trên 6 tháng: bỏ dàn che.

Bón thúc

- Sau khi cắm hom 1,5-2 tháng thì bón thúc bằng nước phân chuồng pha loãng 0,5%, sau 4-5 tháng thì pha 1%. Ngoài ra bón thúc bằng phân khoáng: cứ 1m2 mặt luống bón với lượng tăng dần: sau 2 tháng: 5g urê + 4gsupe lân + 7g kali, sau 4 tháng: 14g ure + 6g supe lân + 10g kali; sau 6 tháng: 18g ure + 8g supe lân + 14g kali.

Xuất vườn trồng mới

Đối với cây chè: cây cao 20cm đường kính gốc 3-4mm, có 6-8 lá thật, khoảng 6 tháng tuổi. Đối với cây ăn quả: cây cao 40-60cm, có 2 cành lá cấp 1 trở lên, đường kính gốc 5-6mm. Trồng mới theo quy trình kỹ thuật của từng loại cây.

Cách ươm Tiêu lươn

Nhãn: , ,

Chia sẻ kinh nghiệm của bạn Đỗ Trường Sơn ở Bù Đăng, Bình Phước cách ươm tiêu lươn.

1. Chuẩn bị vườn ươm

Chọn mảnh  đất bằng phẳng, gần nguồn nước, tiện đường vận chuyển, dùng vật liệu tre, nứa, gỗ, nếu nhà vườn ươm lâu năm nên làm dàn sắt không gỉ loại ống 21… làm vườn ươm. Chiều cao khoảng 2,2 m, dài, rộng tùy theo nhu cầu cần ươm. Mua lưới chuyên dùng (loại 1 kg đo được khoảng 20 m2), che hướng đông nam. Trên mái 2 lớp, các hướng còn lại che 1 lớp,( che nắng và gió ). Nên làm cửa ra vào. Nếu làm với diện tích lớn nên thiết kế béc tưới để tiết kiệm công tưới sau này.
Phủ lưới hướng đông nam ngăn náng và gió vào buổi chiều

 2. Chuẩn bị bầu ươm

Túi dùng để làm bầu ươm tiêu là loại cở 12cm x 22cm, lấy đinh 10 đục 4 lỗ dưới đáy, 4 lỗ giữa bịch (đục xuyên qua), bầu ươm sẽ có 16 lỗ, đảm bảo đủ để thoát nước tốt. Nếu không làm kỹ khâu này tiêu sẽ bị thối hom vì úng, cho dù có thể đã ra rễ và ra đọt có được vài lá non.
  
Cắt theo chiều ngọn tiêu

3. Cách làm đất

Đất dùng để vào bầu ươm là loại đất mặt giàu chất dinh dưỡng. Tuyệt đối không lấy đất ở gần các trụ tiêu hay các cây trồng khác đã chết, không lẫn lộn xác bả hữu cơ chưa phân hũy, nhất là lá, rễ tiêu.
Có điều kiện thì trộn thêm xơ dừa, tro trấu … với tỷ lệ 30-50%. Bình thường chỉ cần  4 xe rùa đất + 15 kg lân vi sinh + nấm Trichoderma  + 10% xác bã thực vật + phân sinh học Amino. Trộn đều và ủ trước ít nhất 15 -20 ngày trước khi vào bầu ươm.

4. Cách chọn giống

Chọn hom từ những trụ tiêu tơ xanh tốt, lấy lươn thòng hoặc lươn gốc  1 năm tuổi. Nếu của nhà không có thì mua ở vùng tiêu chưa bị bệnh (ngày trước tôi về Gia Lào, Long Khánh mua 30.000 đ/kg tiêu lươn). Chọn những dây lươn mập, không chứa mầm bệnh (để xác định tiêu không nhiễm bệnh thì áp dụng phương pháp làm bẫy bào tử, vào kênh youtube của trang để xem các video dịch hại trên cây hồ tiêu.

5. Cách ươm hom tiêu

Tiêu lươn khi mang về dùng tay vặt ngược bỏ lá, bỏ cuống lá (vì khi ươm cuống sẽ bị thối và dễ lây qua bầu tiêu) dùng kéo bén cắt lấy 3-4 mắt (nên quay lưỡi kéo bén về phần ngọn, làm thế để phần hom được cắm xuống đất không bị dập),. Nếu mắt nào dài thì ta cắt xích lên gần mắt ngọn,  đảm bảo có hai mắt hom nằm chìm trong bầu đất. Không lấy hom quá non. Bà con phân hom tiêu già và hom non riêng  ra, nhúng cả hai vào thuốc siêu ra rễ NAA trong 5-10 giây rồi lấy ra chuẩn bị vô bầu hoặc đem giâm.

Cách 1 :

Cho đất đã trộn vô 1/3 bầu, cắm 2 hom già và 1 hom non vào. Không để cho các hom chạm vào nhau, hom non tỉ lệ sống không cao nhưng bỏ thì tiếc, làm như vậy để bầu ươm lên tối thiểu được 2 dây). Rồi cho đất vô đầy bầu, nén nhẹ (không được chặt quá), xếp vào luống , hàng ngang 6-8 bầu, chiều dài tùy theo vườn ươm (để thoát nước tốt bà con nên xếp thưa). Nên chừa lối đi rộng rãi để sau này còn ngồi nhổ cỏ không bị vướng vào luống tiêu. Tưới cho bầu tiêu vừa đủ ướt. Dùng lưới che mái gấp làm hai rồi phủ lên mặt luống, đến khi tiêu non nhú đọt được 1-2 cm thì mới gỡ ra. Vì mùa này là mùa nắng, ngày nóng đêm lạnh, trời khô và nhiều gió nên cách làm này nhằm để giữ ấm, giữ ẩm và chống nóng cho tiêu non. Theo tôi, bước này là bước quan trọng nhất, cần chú ý.
Phủ lưới che và kiểm tra bầu giống

Cách 2:

Chuẩn bị vườn giâm hom là một mảnh đất trống cuốc thành liếp rộng 2m, dài tùy theo số lượng cần giâm. Tưới nước sơ qua, xới đất sâu khoản 20cm thật tơi. San đất thật bằng phẳng. Bắt đầu từ đầu liếp xẻ một rãnh ngang sâu 15cm,  rồi rải hom đã chuẩn bị vào rãnh. Để hom nghiêng 45o, không cho hom chồng lên nhau, lấp đất lại, cách 20cm xẻ một rãnh. Sau khi rải hết hom, dùng lưới làm vườn ươm gấp đôi rồi phủ lên liếp. Dùng cọc tre cắm 4 góc (nhiều hơn càng tốt) để giữ chặt lưới sát với hom, khỏi bị gió thổi bay. Tưới nước ngày 1 lần giữ ẩm, không tưới nhiều để tránh bị úng. Khoảng 1 tháng sau, những hom tiêu đã có chồi non lên được 1-2cm, nhổ lên để cấy vào bầu. Lấy 2 hom có rễ và 1 hom chưa rễ cấy vô một bầu như trên, cách này tỉ lệ sống và phát triển rất cao, trên 95%.
Ươm hom tiêu và cách che phủ

6. Cách chăm sóc.

·                     Tưới nước ngày hai lần sáng và chiều, tưới vừa đủ, không tưới tràn.
·                     Nhổ khi cỏ còn nhỏ, chú ý cẩn thận vì dễ làm gãy đọt tiêu non.
·                     Không di dời làm động bầu tiêu vì cây và rễ tiêu còn non nên dễ bị ảnh hưởng. Khi vận chuyển đưa đi trồng thì cũng cần phải nhẹ nhàng.
·                Khi tiêu được 2 – 3 lá, dùng phân bón lá phun 10 ngày một lần (loại có hàm lượng lân cao nhằm kích thích rễ).
·            Trong thời gian nuôi tiêu trong bầu đất, nếu cảm thấy tiêu con thiếu dinh dưỡng thì có thể bổ sung thêm phân bón gốc NPK (ngâm, hòa nước tưới gốc) hoặc tưới phân sinh học và phân bón lá xen kẻ nhau càng tốt.
·                    Khoảng 20 ngày trước khi trồng, ngưng phun phân bón lá, gỡ bớt một lớp lưới ở trên mái và hướng đông nam ra nhằm tập cho tiêu quen dần với nắng gắt.

Bệnh viện Nông nghiệp, Hotline: 0988.666.215

Kỹ thuật sang chậu

Nhãn:

Sang chậu là một công việc bắt buộc đối với người làm và chơi cây cảnh. Lâu không sang chậu, cây hỏng. Sang chậu sai kỹ thuật cây ốm và bỏ cành hoặc chết. Đa phần nhà nào cũng ít nhiều có cây cảnh trang trí ngoại thất hay nội thất. Vì vậy việc giới thiệu kỹ thuật sang chậu là rất cần thiết.

Sang chậu nhằm 6 mục đích khác nhau:
- Cây cảnh trồng trong chậu lâu năm, đất cứng, hết màu, rễ cây ăn ra bám vào một lớp dầy xung quanh thành chậu. Mùa hè nắng chiếu vào thành chậu đốt nóng rễ phía trong, cây lại hết đết nên lụi tàn rồi chết dần. Buộc phải sang chậu để thay đất cho cây.

- Với địa lan, ngoài mục đích trên, còn mục đích là để nhân giống (phân lan).

- Sửa bộ rễ, cắt bỏ rễ thối, rễ thừa, uốn nắn cho bộ rễ đẹp, nâng bộ rễ nổi lên.

- Thay đổi chậu, bể đang trồng sang một chậu, bể khác cho phù hợp với cây, làm tăng giá trị nghệ thuật của cây.

- Thay đổi dáng thế cây cho ngoạn mục hơn dáng thế cũ.

- Xử lý thoát nước ở những chậu bị tắc nước.

- Để cây ra khỏi chậu: Tránh đào bới và tuyệt đối không được tóm gốc nhổ lên. Làm như vậy cây bị đứt hết rễ và chết. Nếu đất trong chậu xốp, ta đặt chậu xuống nền đất mềm, hai tay cầm chặt miệng chậu nâng nghiêng chậu về phía trước, đẩy đi giật lại nhanh nhiều lần. Cứ thế xoay các phía chậu mà lay. Toàn bộ vùng đất sẽ tách rời khỏi thành chậu, ta chỉ việc đổ cây ra, bầu cây còn nguyên vẹn. Nếu cây to, một người bê chậu đổ, một người đỡ cây.

Nếu đất đã chặt, ta lấy một que sắt đầu đánh dẹt chọc xung quanh thành chậu xuống tận đáy. Sau đó thao tác như trên.

Ngoài ra có thể dùng que dẹp đầu đẩy toàn bộ vầng rễ qua lỗ thoát nước ở đáy chậu. Nếu vẫn chưa được, ta tưới nước cho ngấm thật đậm toàn bộ bầu cây hoặc dùng biện pháp cuối cùng là ngâm chìm chậu vào nước đợi cho nước ngấm đủ nhũn hết đất trong chậu, ta đưa chậu cây ra, để ráo nước rồi lay như đã nói ở trên, nhất định sẽ đổ được cây ra dễ dàng.

Gặp chậu phình hông, miệng chậu nhỏ hơn dưới, cây trồng lại để lâu năm không thay chậu, áp dụng các biện pháp trên không thể được, với những cây rễ sống thì dùng dao xắn một rạch thẳng xuống tận đáy chậu và vòng theo miệng chậu rồi đổ ra, với cây quý hoặc cây rất khó tính mà chậu không đáng giá thì nên đập chậu lấy cây.

Riêng địa lan không cho phép xọc, đào bới, xén vầng rễ mà chỉ được tưới đẫm nước cho rễ bong khỏi chậu rồi nhẹ nhàng lắc chậu đổ lan ra. Rễ lan to nhưng rất giòn, phải làm thật cẩn thận kẻo bị gãy.

- Xử lý bầu rễ dùng dao bài sắc cắt xén xung quanh và dưới đáy bầu rễ. Các bầu rễ được cắt rất gọn không dập nát rễ mới tái sinh nhanh. Cây trên mặt đất bao giờ cũng phản ánh đúng tình trạng bộ rễ chìm dưới đất. Tại các đầu dễ bị cắt tức sẽ phun ra nhiều chùm rễ mới lại được ăn đất mới nên cây phát triển mạnh. Hạn chế việc dùng que nhọn hoặc cào để xả bới đất vì như vậy rễ có thể bị dập nát nhiều nên bị thối và cây có thể chết. Cắt xén bầu rễ phải đồng thời thực hiện 3 mục đích khác nữa là đảm bảo sang chậu sẽ có ít nhất 1/2 là đất mới, khuôn khổ bầu rễ sau khi xén thích hợp với chậu, sẽ thay giúp cho khi đặt cây vào chậu đúng vời dáng thế cần sửa.

Nếu dưới đáy gốc cây có phần gỗ thừa dài quá, đấy là dấu tích của đầu đoạn cành khi giâm sâu hơn lúc cắt cành chiết bao giờ cũng phải cắt dưới bầu chiết, bầu càng to, đoạn gỗ thừa càng dài, cây không thể trồng được vào khay, bể. Ta dùng cưa sắc nhẹ nhàng cắt bỏ đi.

- Trồng lại cây vào chậu:
Chọn chậu, bể có màu sắc, hình thể kích cỡ phù hợp với cây và 10 thoát nước Ở đáy chậu phải to. Nếu chậu có nhiều lô thoát nước càng tốt. Chuẩn bị sẵn sàng đất đúng chủng loại. Đất dùng để sang chậu nhất thiết phải khô hoàn toàn. Nếu đất đã được phơi nỏ lại để nơi bán âm bán dương (lán, hiên) hàng năm rồi càng tốt. Việc trồng cây vào chậu rất cần có kiến thức. Đầu tiên là xử lý lỗ thoát nước. Những cây dễ tính, đọng nước đôi chút không chết thì chỉ cần đặt một mảnh sành chờm rộng lên lỗ là được. Nên chọn mảnh sành khi úp vào lỗ có độ kênh. Những cây yêu cầu phải thoát nước nhanh, bầu thật thông thoáng như lan, trà, đỗ quyên, sử thì phải kê cao mảnh sành lên một chút.

Sau đó đặt một lớp dưới đáy chậu toàn những cục xỉ than rắn chắc, tiếp theo xếp lớp đất cục, rồi đến phủ lớp đất tơi mời đặt cây vào. Xung quanh thành chậu cũng xếp đất cục to rồi nhỏ dần. Xung quanh bầu rễ phải cho toàn đất mầu. Trên mặt chậu cũng xếp một lớp đất cục to để chống nước xối lên rẽ đất và gây đóng váng mặt chậu.Thông thường các cây khác không cần cầu kỳ quá như vậy, chỉ cần lưu ý là xung quanh bầu rễ bao giờ cũng phải cho đất màu.

Quan trọng là vị trí của gốc cây trong chậu, cần chính giữa hay lệch về bên nào, độ cao thấp của gốc đúng tấm, độ nghiêng đúng dáng thế. Muốn vậy, ta đặt cây, chèn tạm đất rồi ngắm 4 mặt, ngắm gần và ngắm từ xa để điều chỉnh, bao giờ cây ở đúng vị trí đẹp nhất mới lấp đất. Tra đất vào xung quanh bầu từ từ từng lớp, dùng que đầu tù xọc, rồi lắc chậu, tiếp theo là tưới nước kiểu mưa rào cho đất len vào mọi ngóc ngách của rễ, không còn một lỗ hổng nào mới được.

Nhũng cây như trà, đỗ quyên, địa lan thoải mái xếp những cục đất to cao trên mặt chậu. Các cây khác không được vào đất đầy khít miệng chậu, vì như vậy khi tưới nước sẽ chảy tuột đi hết ngay, ít nhất phải để rãnh chạy vòng theo miệng chậu để giữ được nước tưới.

Nếu trời nắng cần che hoặc để cây chỗ râm mát khoảng mươi ngày.

- Hiện tại chúng tôi đang cung cấp các loại thuốc kích thích ra rễ cực mạnh và các loại thuốc BVTV Bạn vui lòng liên hệ: 01688.122.885

Địa chỉ liên hệ

TƯ VẪN - CUNG CẤP PHÂN BÓN CÂY TRỒNG


Địa Chỉ: Số 5 - Đại Phùng - Đan Phượng - Đan Phượng - Hà Nội
Điện Thoại: 0988.666.215